Dòng lịch sử của đế chế giày Nike nổi tiếng, thương hiệu không những có bề dày lịch sử đáng kinh ngạc mà sản phẩm của Nike còn được biết đến với những sản phẩm có thiết kế đẹp vượt chội, công nghệ tiên tiến và không ngừng nâng cấp đổi mới.
Bài việt này mục đích chính của mình là phân tích sơ lược của từng thiết kế của Nike Air Max, giúp các bạn, các người mới bắt đầu “yêu” Air Max có cái nhìn rõ ràng hơn cũng như có thêm kinh nghiệm nhận biết Air Max 95, 97. Và bài viết này mình sẽ không đề cập đến những dòng sản phẩm con như air max light, flywire, hay triax, …
Có thể nói công nghệ đệm air đã là một cuộc cách mạng của Nike vào thời bấy giờ. Thế nhưng đến năm 1987, cuộc cách mạng được nâng lên một tầm cao hơn khi mà Tinker Hatfield quyết định “làm lộ diện” bộ đệm air cho cộng đồng chiêm ngưỡng bằng cách trình làng mẫu thiết kế giày thể thao Nike Air Max 1 với một phần midsole được cắt giảm để lộ ra phần đệm air bên trong. Đó chính là khởi đầu của của cuộc cách mạng kéo dài đến nay đã được hơn 30 năm.
Nike Air Max 1 (1987)
Có thiết kế dựa trên mẫu giày chạy bộ Nike Sock Racer, đánh dấu bước ngoặt trong việc thiết kế giày chạy bộ của Nike với bộ đệm visible-air lấy cảm hứng từ Pompidou Centre ở Paris, là đôi giày đầu tiên sở hữu bộ đệm khí toàn bộ đế giày cùng phần upper làm từ vải nỉ và vải nylon khi mà đệm air của các thiết kế giày chạy lúc bấy giờ nằm khuất bên trong midsole. Cho đến nay Air Max 1 vẫn là một tượng đài bất diệt của cộng đồng sneakerhead thế giới, đặc biệt là ở châu Âu, nơi mà Air Max 1 không bao giờ là hết hot.
Nike Air Max 90 (1990)
Được xem như sự kết hợp hoàn hảo của Air Max 1 và Air Max Light, một thiết kế bước đệm. Air Max 90 trông hầm hố hơn hẳn so với người anh cả năm 1987. Về chi tiết, bộ đệm air ở Air Max 90 có nhiều khí hơn, mang lại cảm giác êm ái hơn khi vận động đồng thời đây cũng là thiết kế đầu tiên sử dụng phối màu Infrared và đạt được thành công ngoài mong đợi. Điểm khác biệt của đôi giày này là phần đế air đặc biệt dày còn phần trên lại được tạo thành từ lưới Duromesh cùng chất liệu nỉ và da tổng hợp.
Nike Air Max 93 (1990)
Giày Nike Air Max 93 ra đời hay còn được biết đến với tên gọi Nike Air Max 270 ngày nay. Là một sự cải tiến từ thiết kế 180 với mục đích gia tăng dung tích cũng như mức”lộ” của bộ đệm air đến mức cao nhất có thể, lên đến 270 độ. Bên cạnh đó Air Max 93 còn có phần sockliner bằng neoprene làm tăng độ ổn định và các vân lượn sóng ở đế nhằm cải thiện độ linh hoạt. Nhìn chung, thiết kế “hàng khủng” của Air Max 93 tiêu biểu cho xu hướng thẩm mĩ về giày ở những năm 90.
Nike Air Max 95 (1995)
Được thiết kế chính bởi Sergio Lozano, một nhà thiết kế trẻ và được xem là người thừa kế của Tinker Hatfield lúc bấy giờ. So với các thiết kế Air Max từ trước tính đến thời điểm Air Max 95 ra đời thì thiết kế này là sự phát triển vượt tầm nhất trong lịch sử Air Max điểm khác biệt của đôi giày này đến từ hai bộ đệm khí cùng công nghệ áp suất không khí để ghép nối hai miếng đệm lại với nhau. Ngoài ra thiết kế Air Max 95 còn khá “dị” khi lấy cảm hứng từ cơ thể người với những khối cơ nổi ở hông upper và xương sườn là hai dãy eyelet (lỗ xỏ dây giày) tựa như ở Air Jordan 11. Một điều thú vị nữa ở Air Max 95 chính là logo Swoosh của Nike trở thành logo tí hon.
Nike Air Max 97 (1997)
Một bước nhảy vọt của đội ngũ thiết kế và phát triển khi bộ đệm full-length air được đưa vào sử dụng thành công. Đây cũng là mơ ước khắc khoải hơn mười năm của Tinker Hatfield và Dave Forland, Giám đốc bộ phận phát triển đế-đệm. Air Max 97 có thiết kế lấy cảm hứng từ chiếc tàu siêu tốc – bullet train của Nhật và cấu tạo từ chất liệu mesh được xếp từng lớp. Một điểm nhấn ở Air Max 97 khiến nó nổi bật hơn trong đêm là các đường vân xen kẽ sẽ phản quang dưới ánh đèn flash. Logo Swoosh ở thiết kế số 97 vẫn tí hon.
Ngoài ra còn có Air Max 180, Air Max 2003 hay Air Max 360… sẽ không kể nói tới ở bài viết này. Các bạn hãy đón xem các bài viết và cập nhật những sản phẩm mới nhất của TrungSneaker tại fanpage của shop nhé!!